Ra đời Đồ mã

Tần Thủy Hoàng

Tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất hiện trong đám tang của người xưa. Vào thời nhà Tần (thế kỉ 2), nhiều quý tộc Trung Hoa có thói quen tùy táng theo người chết bằng bạch ngọc cùng nhiều đồ vật quý giá khác và phát triển cực thịnh dưới thời nhà Đường (618-907).

người Ai Cập cổ đại (khoảng năm 3100-30 TCN), với quan niệm chết là bắt đầu cho cuộc sống dưới âm phủ sau đó nên trong triều đại của mình, các pharaoh Ai Cập đã ra công xây dựng những kim tự tháp nguy nga, tráng lệ để ướp xác mình và chôn theo vàng bạc, châu báu, các hoàng phi, cung tần mỹ nữ của mình với mục đích tiếp tục hưởng thụ cuộc sống sung túc về vật chất sau khi chết trong cõi âm.

Từ thời nhà Hạ khoảng năm 2205 TCN, người Trung Quốc mới có tục làm đồ đất, đồ gỗ chôn theo người chết. Nhưng đến đời nhà Chu (1.122 TCN), họ lại có tục tuẫn táng, chôn sống vợ con, bộ hạ, đồ vật yêu thích của vua, các quan lớn khi những người này chết.

Về sau, thấy lệ tuẫn táng là vô nhân đạo nên người Trung Quốc lại chế ra người gỗ, người cỏ để chôn thay người thật. Tục chôn người gỗ, người cỏ này vẫn gây nên nhiều ác cảm, căm phẫn trong lòng các nhà Nho nổi tiếng như Khổng Tử, Mạnh Tử. Trong Kinh Lễ, đức Khổng Tử (551 – 479 TCN, người khai sáng Nho giáo, triết gia lỗi lạc bậc nhất Trung Quốc và châu Á thời cổ) quở rằng: "Ai bày ra hình nhơn thế mạng để chôn theo người chết đó là kẻ bất nhân". Thầy Mạnh Tử (372–289 TCN, nhà Nho và triết gia vĩ đại thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Khổng Tử), cũng nói: "Ai làm ra Bồ nhìn con gỗ bởi cái lệ chôn sống người, là kẻ tuyệt tự".

Đến thời nhà Hán (206 TCN-220 SCN), do sự phản đối của các bậc thầy Nho giáo nêu trên mà lệ tuẫn táng được bãi bỏ nhưng người ta vẫn chôn sống các món đồ ăn mặc, hành dùng của người chết, ngoài ra còn có thêm một phong tục khác là làm nhà mồ để người thân người chết ra ấp mộ, làm phỗng đá quanh nhà mồ.

Khi Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN) lên ngôi hoàng đế (221-210 TCN), nhận thấy việc này quá lãng phí nên đã ra sắc lệnh cấm tùy táng bằng hiện vật thật. Thay vào đó là nghi thức tượng trưng, tùy táng bằng tiền giả, vàng giả... (làm bằng giấy). Tục này phát triển cực thịnh vào thời Đường (thế kỉ 7) và bắt đầu lưu truyền vào Việt Nam. Như vậy có thể thấy, ý nghĩa ban đầu của tục đốt vàng mã rất nhân văn, nhằm tránh sự lãng phí của cải.

Cho đến thời nhà Hán, người Trung Quốc đã bỏ lệ tuẫn táng (chôn người sống theo người chết) rất bất nhân; tuy nhiên họ vẫn còn tục tùy táng: chôn sống các món đồ ăn mặc, hành dùng của người chết, làm nhà mồ để người thân người chết ra ấp mộ, làm phỗng đá. Từ đời Đường, người Trung Quốc mới chế ra giấy vàng mã để thay cho các hình nhân, đồ vật thật, đồ mã chôn theo người chết khi có tang ma.

Câu chuyện chế tạo vàng mã bắt đầu từ việc chế ra giấy. Đời Hán, vua Hòa Đế hiệu Nguyên Hưng năm đầu (105 SCN), ông Thái Lĩnh lấy vỏ cây dó và rẻ rách, lưới rách đem chế ra giấy. Đời Đường(bắt đầu từ năm 618), ông Vương Dũ dùng giấy chế ra vàng bạc,quần áo... bằng đồ giấy để cúng rồi đốt đi để thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật trong khi tang ma, tế lễ.